Hiện tại, mọi người đều co thể cập nhật thông tin ngay tại nhà mình, kể cả việc đếm số biết đi, lượng calorie đã đốt, cân nặng, huyết áp, nhịp tim,… Bạn đã có thể biết cách để nhận biết được tình trạng cơ thể của bản thân. Đối với những người chạy bộ, họ có thể sủ dụng nhịp tim khi họ đang nghỉ ngơi và những thông số khác để kiểm tra độ stress trong quá trình luyện tập của họ. Thông qua những điều trên, chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn Sự biến đổi của Nhịp Tim “Heart Rate Variability” (gọi tắt là HRV) như là 1 yếu tố để đánh giá độ mệt mỏi của cơ thể bạn.
Vậy thì HRV là gì?
Trái tim của chúng ta hoàn toàn không thể đập theo từng nhịp cố định 1 cách hoàn hảo như những chiếc máy đo nhịp, và HRV kiểm tra được sự khác nhau trong nhịp độ của từng nhịp tim đập. Nhịp tim chủ yếu được điều khiển bởi hệ thần kinh tự chủ, vốn được hình thành từ 2 hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm, phần lớn các điều kiện vật lý cơ thể như thở, huyết áp, tiêu hóa,… được điều khiển và phụ thuộc vào hệ thần kinh này. Khi cơ thể cảm thây cần thiết, hệ thần kinh giao cảm sẽ là hệ thần kinh hoạt động chính, còn trong điều kiện bình thường, hệ thần kinh phó giao cảm sẽ thay thế hệ thần kinh giao cảm đảm nhiệm trọng trách này. Trong điện tâm đồ, nhịp tim được nhận biết dựa trên cách nhịp sóng PQRST, và khoảng R-R chính là khoảng cách giữa 2 nhịp R. HRV chính là biến trị đã qua tính toán giữa nhiều khoảng R-R. Tần số thở có thể thay đổi lượng máu trung ương và khoảng R-R, nói cách khác, HRV thay đổi dựa trên sự tương tác ủa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm để ta có thể đánh giá và nhận biết được mức độ stress và mệt mỏi của cơ thể.
Làm cách nào để đo HRV?
Nhằm đo được thông số HRV, ta sử dụng 2 phương pháp đo theo miền thởi gian và đo theo miền tần số. Phương pháp đo theo miền thời gian sử dụng toán học để tính toán sự thay đổi giữa các khoảng R-R, ghi chép lại việc này thực chất rất đơn giản, những chiếc đồng hồ theo dõi nhịp tim thường thấy có thể đo lại việc này bằng cách sử dụng những chương trình hỗ trợ theo dõi tần số hô hấp. Trong khi đó, phương pháp đo theo miền tần số sử dụng phương thức chuyển hóa Fourier thông qua sự khác biệt về tần số giữa hệ thần kinh giao cảm và phó gioa cảm để tính toán và đưa ra kết quả cuối cùng. Trước đây, Garmin theo dõi nhịp HRV thông qua những dây đeo đồng hồ đo nhịp tim, thế nhưng những chiếc dây đeo này lại khiến người sử dụng cảm thấy không thoải mái. Chính vì vậy nên hiện tại, thay vì phải tiếp tục sống chung với những chiếc dây đeo khó chịu, bạn hoàn toàn có thể tải ứng dụng theo dõi đo HRV thông qua cửa hàng IQ Garmin Connect.
Những ứng dụng thực tế của HRV
HRV đã được công nhận như là 1 yếu tố tiêu biểu để nhận biết các bệnh về tim cũng như được dùng để tiên lượng đánh giá các ca phẫu thuật tim. HRV cũng được xem như 1 phương pháp để theo dõi độ stress và mệt mỏi cơ thể trong cách buổi tập huấn. Khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động như hệ thần kinh chính, tim của chúng ta thường sẽ đập nhanh hơn, trái ngược hoàn toàn với nhịp tim đập chậm khi hệ thần kinh phó giảo cảm là hệ thần kinh hoạt động chính. Cũng chính vì lý do này mà khi mệt mỏi hay stress, số liệu HRV được hiển thị thường sẽ thấp hơn so với lúc bình thường (số liệu sẽ hiển thị khác nhau tùy vào thể tạng từng cá thể)
The following is the actual measurement of HRV monitoring that I did using the HR Variability app along with the Forerunner 935 optical heart rate. This is mainly divided into after waking up (AWU), before bed (BB), and after exercise (AE). These are all done in the standing position, the data I obtained are as follows:
Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập cập đến các số đo được theo dõi qua HRV của chính chúng tôi thông qua ứng dụng HR Variability trong chiếc đồng hồ Garmin 935 thông qua các dạng đồ thị dạng cột đứng, được chia ra làm 3 loại: đồ thị After Waking Up (AWU), Before Bed (BB) và After Exercise(AE). Các số đo như sau:
Chúng ta có thể thấy thông số HRV sau khi tập thể dục thấp hơn hoàn toàn so với 2 loại còn lại, điều này cho thấy rằng có 1 lượng lực nhất định tác động lên cơ thể khi tập thể dục, cường độ bài tập thay đổi dẫn đến sự thay đổi của lực tác động. Nếu vậy thì làm thế nào để ta biết được cơ thể ta đang phục hồi sau các buổi tập? Chúng tôi chọn 2 ngày khác nhau sau khi tập luyện để theo dõi HRV sau mỗi 3 tiếng, và kết quả đo được như sau:
Từ biểu đồ đường thẳng, ta thấy rằng có 1 lượng lực tác động nhất định lên cơ thể sau khi tập luyện đươc thể hiện dựa trên sự thay đổi của HRV. Tiếp theo đó, nó ngày càng trở về đường gốc và rồi đến điểm cao nhất sau khi ngủ. Và bây giờ, chúng ta hãy cùng nhìn vào biểu đồ cho thấy HRV từ việc thực hiện 2 buổi tập chạy trong cùng 1 ngày:
Từ biểu đồ, ta có thể thấy là sau khi cảm nhận được áp lực sau bài tập đầu tiên, cơ thể dần trở về điểm mốc, và sau bài tập thứ 2, HRV đã có giảm đôi chút cho thấy thằng việc chạy bộ có ảnh hưởng lên cơ thể. Các số liệu trở về bình thường sau khi chúng ta ngủ.
Phiên bản mới của ứng dụng HRV có thể đo lường HRV bất kỳ lúc nào thông qua nhịp tim quang học trên cổ tay, hoàn toàn tiện lợi hơn nhiều nếu so sánh với những chiếc đồng hồ có dây đeo đi kèm chức năng HRV Stress Test. Những thông số hiển thị trong ứng dụng này là những thông số thô cập nhật liên tục, trong khi những thông số từ HRV Stress test chỉ hiển thị những thông số sau khi đã tính toán.
Ngoài nhịp tim đập khi cơ thể đang nghỉ ngơi, HRV còn có thể được sử dụng để đánh giá độ mệt mỏi trong đời thường của mỗi chúng ta. Như chính bản thân tôi, tôi có thể biết được mức độ hồi phục stress của cơ thể mình sau buổi tập đầu tiên và sử dụng nó như 1 tiêu chuẩn để sử dụng cho những bài tập sau buổi chiều. Tuy nhiên, cũng như nhịp tim, mỗi người đều có 1 thông số HRV khác nhau, bạn có thể thu thập số liệu của bản thân và áp dụng cho chính mình, nhưng đừng áp đặt và so sánh chúng lên những người khác. Cuối cùng, HRV cũng có những giới hạn riêng, chính vì vậy nên số liệu từ nhịp tim quang học trên cổ tay có thể không được chính xác như ECG hoặc những dây đeo đo nhịp tim khác, tuy nhiên chúng tôi tin rằng đây vẫn là 1 tính năng rất tiện lợi và đơn giản để bạn có thể tự theo dõi bản thân.